1. Những chiếc cốc nhựa
Trò chơi này giúp bé nhận biết sự khác biệt giữa các kích thước: "Con có cốc nhỏ, còn cốc to cho mẹ". Hãy xếp chồng cốc nhựa với nhau dựa trên kích thước hoặc chọn mua một bộ đồ chơi tương tự, như những chiếc tách trà hay hình khối.
Thử bày đồ chơi lộn xộn xung quanh, sau đó đưa cho bé những yêu cầu cụ thể; chẳng hạn: "Lấy cho mẹ cái cốc bên phải", "bên trái", "ở trên - ở dưới"...
2. Hợp và không hợp
Hoạt động này giúp bé phân biệt kích thước và hình dạng. Bạn cần dạy bé cách phân loại các đối tượng quen thuộc. Ví dụ, thả vào bát với quả hình tròn và con cá vàng. Hoặc trộn lẫn cá vàng đồ chơi trong một đống hỗn độn và đề nghị bé nhặt cá vàng. Thực hành trò chơi tương tự với những thứ khác như các đôi tất giống nhau về màu sắc; xe đồ chơi có 4 bánh hoặc khối hình tròn.
3. Vỗ tay
Phần lớn phụ huynh đều yêu thích việc dạy bé vỗ tay khen thưởng, khi ca hát hoặc vui đùa. Bên cạnh đó, vỗ tay còn giúp bé biết về kỹ năng tiền toán học như vỗ tay theo nhịp điệu (1-2), mô hình và giúp bé dự đoán điều gì sẽ đến tiếp theo. Hãy bật nhạc lên, cùng bé vỗ tay nhảy theo nhạc. Có thể cho bé một chiếc trống để vỗ và dạy bé vỗ nhịp 1-2.
4. Đếm
Những bài hát có số đếm là gợi ý đơn giản dành cho bạn khi dạy con. Lúc bạn hát, hãy nhấn mạnh đến đoạn có số đếm, ví dụ: "Có 5 con khỉ nhảy lên giường". Sau đó, di chuyển các ngón tay của bạn tượng trưng cho 5 con khỉ. Tiếp tục hát: "Có 5 con khỉ, một con vừa chạy đi. Bây giờ chỉ còn lại 1-2-3 và 4 con khỉ".
Những ý tưởng khác dạy bé học đếm: Đếm các sọc trên áo của bé; số bậc cầu thang; số bánh xe đồ chơi trên bàn; số bánh cá trên đĩa... Đừng thất vọng nếu thấy bé không quan tâm, vì bạn còn nhiều thời gian để thử nghiệm với bé.
Theo mevabe